Home Công thức Excel Cách dùng hàm SumProduct và Công thức mảng

Cách dùng hàm SumProduct và Công thức mảng

3
Cách dùng hàm SumProduct và Công thức mảng
Cách sử dụng hàm SumProduct và Công thức mảng
  1. Loạt các bài viết có liên quan chuyên đề VBA:
  2. VBA Excel Hộp thoại thông báo
  3. VBA Excel Biến trong VBA Excel
  4. VBA Excel sử dụng Scripting Dictionary
  5. VBA Excel Biến trong VBA Excel
  6. VBA Excel Workbook, worksheet
  7. VBA Excel Range, Cells
  8. VBA Excel Hàm trong Excel VBA
  9. VBA Excel Events, Application Object
  10. VBA Excel Function and Sub Excel VBA
  11. VBA Excel Array Mảng trong Excel VBA
  12. VBA Excel FileSystemObject trong Excel VBA
  13. VBA Excel Collection trong Excel VBA
  14. VBA Excel Hashtable trong Excel VBA
  15. VBA Excel Stack trong Excel VBA
  16. VBA Excel Queue trong Excel VBA
  17. VBA Excel SortedList Excel VBA
  18. VBA Excel ArrayList Excel VBA
  19. VBA Excel Ví dụ về Scripting Dictionary
  20. Sách VBA Excel 2016 power programming with vba (pdf)

Hàm SumProduct:
Cấu trúc SUMPRODUCT(array1,array2,array3, …)
Array – Mảng dữ liệu là một tập hợp dãy giá trị liên tiếp trong một khảng nào đó. VD A1:C1 hoặ A1:A10,…

Phép tính này cho phép chúng ta tính tổng của tích array1*array2*array3* …array30.
VD: A: Số lượng; B: Đơn giá
A1 =2 B1=20 C1=”Cam” D1=”Giống lai”
A2 =3 B2=10 C2=”Bưởi” D2=”Không”
A3 =4 B3=25 C3=”Cam” D3=”Không”

Bây giờ cần tính doanh thu của các loại hoa quả
array1=A1:A3
array2=B1:B3
Công thức =SumProduct(A1:A3, B1:B3) = 170
Bản chất công thức làm việc như thế này =A1*B1+A2*B2+A3*B3 kết quả là 170
Nhắc lại về phép tính logic:
Giá trị kiểu logic chỉ cho ra 1 trong 2 giá trị là TRUE/1, FALSE/0
Phép toán logic:<, >, <>, =, >=, <=, Not()
VD:
2>3=False
3>1=True
4>3=True
*) Logic và – AND
=(2>3)*(3>1)*(4>3)=False*True*True=0*1*1=False/0 tương đương với hàm AND(2>3,3>1,4>3). Ít nhất một logic=False thì kết quả sẽ là False hay 0.
* Logic hoặc – OR
=(2>3)+(3>1)+(4>3)=False+True+True=0+1=True/1 tương đương với hàm OR(2>3,3>1,4>3). Ít nhất một logic=True thì kết quả sẽ là True hay 1.
Lưu ý tổng của các giá trị là True=True=1).

*) Tính tổng có nhiều điều kiện:
Cách 1: dùng SUMPRODUCT
Tính tổng doanh thu của loại là “Cam”
=SUMPRODUCT(A1:A3,B1:B3*(C1:C3=”Cam”)) hoặc =SUMPRODUCT(A1:A3*B1:B3*(C1:C3=”Cam”)) = 140
Công thức tính như sau:
=A1*B1*(C1=”Cam”)+A2*B2*(C2=”Cam”)+A3*B3*(C3=”Cam”)
=2*20*True+3*10*False+4*25*True
=2*20*1+3*10*0+4*25*1= 140
Cách 2: dung Công thức mảng – “Formula Array”
=Sum(IF(C1:C3=”Cam”,A1:A3*B1:B3,0))
Kết thức nhẫn tổ hợp CTRL+SHIFT+ENTER. Với cách làm này EXCEL sẽ phân tích như sau:
Xét trên từng dòng trong mảng (array)
dòng1: (c1=”Cam”)=true nên lấy A1*B1=2*20
dòng2: (c2=”Cam”)=false nên lấy 0 (theo cách của lấy của hàm IF)
dòng3: (c3=”Cam”)=true nên lấy A3*B3=4*25
Sau khi chạy hết các dòng, EXCEL sẽ dùng hàm SUM để tính tổng kết quả tính được ở từng dòng=2*20+0+2*25=140. Nếu trong công thức là hàm khác hàm SUM thì cách tính sẽ theo hàm đó.

Như vậy có 2 cách tính:

=SUMPRODUCT(A1:A3*B1:B3*(C1:C3=”Cam”)) và
=Sum(IF(C1:C3=”Cam”,A1:A3*B1:B3,0))

*) Vậy tại sao không dùng là =SUM(A1:A3*B1:B3*(C1:C3=”Cam”))
mà phải dùng hàm =SUMPRODUCT(A1:A3*B1:B3*(C1:C3=”Cam”)) ?

Các bạn nhớ lại cấu trúc của SUM là
SUM(number1,number2, …)
Còn SUMPRODUCT là
SUMPRODUCT(array1,array2,array3, …)
number <> array

Nếu SUMPRODUCT(A1:A3*B1:B3*(C1:C3=”Cam”)) rồi ENTER là đúng vì đối số của nó phải là mảng – Array.

Nếu công thức =SUM(A1:A3*B1:B3*(C1:C3=”Cam”)) rồi ENTER kết quả là #VALUE! -lỗi vì A1:A3 là một array chứ không phải là một number.

Nếu nhấn tổ hợp CTRL+SHIFT+ENTER. Với cách làm này EXCEL sẽ phân tích như sau:
Xét trên từng dòng trong mảng (array)
dòng1: A1*B1*(c1=”Cam”)=2*20*True=2*20*1
dòng2: A2*B2*(c2=”Cam”)=3*10*False=3*10*0
dòng3: A3*B3*(c3=”Cam”)=2*25*True=4*25*1

Sau khi chạy hết các dòng, EXCEL sẽ dùng hàm SUM để tính tổng kết quả tính được ở từng dòng=2*20*1+3*10*0
+4*25*1=140.

Vậy vẫn dùng được =SUM(A1:A3*B1:B3*(C1:C3=”Cam”)) với điều kiện nhấn tổ hợp phím CTRL+SHIFT+ENTER

Như vậy đến đây chúng ta có có 3 cách tính:

=SUMPRODUCT(A1:A3*B1:B3*(C1:C3=”Cam”)) nhấn phím ENTER
=SUM(IF(C1:C3=”Cam”,A1:A3*B1:B3,0)) nhấn phím CTRL+SHIFT+ENTER
=SUM(A1:A3*B1:B3*(C1:C3=”Cam”)) nhấn phím CTRL+SHIFT+ENTER

Chúng có thể kết hợp rất nhiều điều kiện vào trong hàm thông qua phép toán logic nhân-và- And, cộng – hoặc – Or.

*) Dùng hàm SUMPRODUCT hay dùng SUM kết hợp CTRL+SHIFT+ENTER đều cho ra được kết quả như nhau chính là do phép toán logic của bạn.
*) Hàm SUMPRODUCT chỉ có thể tính tổng theo nhiều điều kiện
*) Công thức mảng – Formula Array ngoài việc tính tổng có nhiều điều kiện còn làm rất nhiều phép tính khác do cách sử dụng hàm mà thôi.

Theo Nguyễn Duy TuânGPE

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here